Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Cuộc chiến giành Bắc Cực mở màn
Ngày 15/12, Đan Mạch là quốc gia đầu tiên đã đệ đơn lên Liên Hiệp Quốc đăng ký chủ quyền với một phần vùng Bắc Cực, trước Nga và Canada. Tuyên bố này đã chính thức hóa việc tranh giành vùng cực bắc của trái đất, chứa nhiều tài nguyên và khoáng sản, giữa Nga, Canada, Na Uy, Mỹ và cả Trung Quốc.

 



Biên đội tàu chiến Nga hành trình lên Bắc Cực

 

Bắc Cực bắt đầu nóng lên

 

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Martin Lidegor, dữ liệu khoa học cho thấy rằng thềm lục địa của Greenland (lãnh thổ tự trị của Đan Mạch) được kết nối trực tiếp với các cấu trúc ở dưới đáy Bắc Băng Dương, và điều đó cho phép nước này xác định chủ quyền với 900.000 km2 về phía bắc của bờ biển Greenland.

 

Vùng chủ quyền mà Đan Mạch muốn xác nhận tại Bắc Cực với diện tích lớn gấp 21 lần so với diện tích của bản thân đất nước. Đây là lần đầu tiên trong thực tế cuộc tranh chấp vì lãnh thổ Bắc Cực, có một nước nêu yêu cầu của mình với cả vùng Cực Bắc. Nga, Canada và Na Uy tuyên bố sở hữu lãnh thổ Bắc Cực.

 

Đơn yêu cầu của Đan Mạch gửi Ủy ban Liên Hiệp Quốc về phân định thềm lục địa mâu thuẫn với kỳ vọng Bắc Cực của Nga. Moskva xuất phát từ thực tế là sườn núi Lomonosov ngầm dưới nước chính là phần nối tiếp của lục địa Á-Âu. Đan Mạch thì khẳng định rằng sườn núi đó là phần mở rộng của Greenland - mà họ giữ chủ quyền.

 

Nga đã đăng ký mở rộng ranh giới thềm lục địa Bắc Cực, nghĩa là có quyền ưu tiên thăm dò và khai thác trong năm nay. Tuy nhiên, hồ sơ bị gác lại do chưa đủ thông tin. Nga sẽ sửa bổ sung và nộp hồ sơ mới vào mùa xuân năm 2015. Theo các chuyên gia, Nga rất cẩn trọng trong việc thu thập và lựa chọn bằng chứng cụ thể như vậy.

 

Ngoài Đan Mạch và Nga muốn mở rộng ranh giới thềm lục địa Bắc Cực của mình, Canada cũng đã gửi sứ đoàn đến Bắc Cực để lập bản đồ đáy biển.

 

Theo các nhà khoa học, Bắc Cực chứa khoảng 13% dầu chưa phát hiện của thế giới và 30% lượng khí đốt chưa được khám phá.

 

Các chuyên gia lo ngại rằng giai đoạn phát triển hòa bình Bắc Cực đã kết thúc, và trong tương lai sẽ chỉ gia tăng căng thẳng. Theo luật pháp quốc tế, Bắc Cực và các khu vực lân cận của Bắc Băng Dương không thuộc về bất cứ một quốc gia nào. Tuy nhiên, năm quốc gia - Canada, Đan Mạch, Na Uy, Nga và Mỹ có quyền đến 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế từ các bờ biển của họ. Sau khi phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các nước thành viên được cấp một khoảng thời gian 10 năm để thực hiện tuyên bố sẽ mở rộng giới hạn của thềm lục địa của nước này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

 




Tàu ngầm hạt nhân USS New Hampshire của Mỹ trồi lên lớp băng trong một cuộc tập luyện ở Bắc Cực

 

Việc xem xét hồ sơ có thể mất đến 15 năm. Có thể xảy ra khả năng là các lập luận của mỗi nước đều được Ủy ban Liên Hiệp Quốc thấy là hợp lý. Và khi đó họ phải cùng nhau giải quyết tranh chấp. Các chuyên viên loại trừ khả năng kịch bản quân sự, tuy nhiên mỗi quốc gia đều cố tăng cường hiện diện của quân đội nước mình tại Bắc Cực.

 

Ngay từ năm 2009, Canada đã lập những đơn vị hỗn hợp có chức năng tiến hành chiến dịch Bắc Cực. Trong cùng năm, Đan Mạch công bố về việc thành lập ban chỉ huy quân sự Bắc Cực đặc biệt và lực lượng phản ứng nhanh. Mỹ chưa có đội quân Bắc Cực dành riêng, nhưng ở Alaska đã triển khai khoảng 20.000 binh sĩ và cảnh vệ. Trong kế hoạch của Lầu Năm Góc có việc tạo lập căn cứ thường trú ở Bắc Cực và mở rộng lực lượng vùng Cực.

 

Nga cũng đang chuẩn bị lá chắn để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình ở Bắc Cực. Tháng 11 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo đến cuối năm nay, đội quân Nga sẽ bố trí trên khắp vùng Bắc Cực - từ Murmansk cho đến Chukotka. Tuyên bố này vang lên như là lời đáp lại tham vọng lãnh thổ của Canada và Mỹ ở vùng thềm lục địa Bắc Cực.

 

Lữ đoàn vùng Cực của Nga mang tên “Phương Bắc” làm việc ở Bắc Cực từ ngày 1/12 năm nay. Nga cũng đã hình thành Bộ Tư lệnh của nhóm quân mới trên các đảo phương Bắc. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ủy thác thành lập hệ thống thống nhất các căn cứ trên tàu nổi và tàu ngầm ở phần Bắc Cực của Nga. Ông Putin yêu cầu bảo vệ từng tấc đất tấc biển ở thềm lục địa của nước Nga.

 




Tàu phá băng lớn nhất của Trung Quốc là Tuyết Long

 

Trung Quốc cũng muốn có phần

 

Như trường hợp Biển Đông, Trung Quốc cũng xây dựng một “lý thuyết”, một cách cưỡng cầu, để biện giải “tính hợp lý” cho cách tiếp cận Bắc Cực. Đại sứ Trung Quốc tại Na Uy, Triệu Vân, nói rằng, khu vực Đông Bắc Trung Quốc kéo dài gần đến 50o vĩ độ Bắc và như thế Trung Quốc đáng gọi là một “quốc gia cận Bắc Cực”! (nếu lập luận tương tự, Đức cũng có thể được xem là quốc gia “cận Bắc Cực”, bởi đảo Sylt của nước này nằm ở 54o vĩ độ Bắc - Der Spiegel 25/1/2013).

 

Năm 2008, “ngũ cường Bắc Cực” – Canada, Nga, Mỹ, Đan Mạch và Na Uy – ký Bản tuyên bố Ilulissat với nội dung các thành viên Hội đồng Bắc cực phải giải quyết êm thấm mọi tranh chấp chủ quyền cũng như chia sẻ khai thác Bắc cực. Cho rằng Bản tuyên bố Ilulissat là bình phong cho “âm mưu” hất cẳng Trung Quốc, Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt. Tháng 3/2010, thượng tướng hải quân Duẫn Trác nói rằng “Bắc cực thuộc về tất cả dân tộc thế giới và chẳng nước nào có thể có chủ quyền với nó cả”.

 

Trước đó, năm 2009, trợ lý ngoại trưởng Hồ Chính Dược cũng “cảnh báo”, rằng các nước vùng cực nên “bảo đảm một sự cân bằng cho quyền lợi của các quốc gia duyên hải cũng như lợi ích chung của cộng đồng thế giới”. Vận dụng ngôn ngữ UNCLOS (Công ước LHQ về luật biển), Trung Quốc nói rằng Bắc Cực cùng tài nguyên của nó là “di sản chung của tất cả nhân loại”. Tuy nhiên, cần nói thêm, khi lôi Công ước LHQ ra làm “cơ sở” biện giải, Trung Quốc đã tự giăng bẫy chính mình. Theo cách tính UNCLOS (qui định phạm vi lãnh hải mỗi quốc gia được tính 12 dặm kể từ bờ, cộng thêm 200 hải lý thuộc khu vực được phép khai thác kinh tế), Trung Quốc rõ ràng không thể vói tới Bắc Cực! Cho nên, có lần tờ Beijing Review phải gỡ bí bằng cách “nói lại cho rõ”, khi cho rằng tất cả hiệp ước, định chế và luật lệ liên quan tính hợp pháp của việc khai thác Bắc cực, trong đó có UNCLOS, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) và tất nhiên cả Hội đồng Bắc Cực đều “ngập trong lỗi và cần phải được sửa đổi”.

 




Khu vực được 8 thành viên thường trực Hội đồng Bắc Cực phân chia để chịu trách nhiệm quản lý, lâu dần có thể thành phạm vi ảnh hưởng

 

Trong thực tế, Trung Quốc đã không che giấu nhiều mưu toan khác, ngoài vấn đề thuần túy khai thác kinh tế, khi xem xét tính chiến lược của yếu tố địa chính trị Bắc Cực. Điều đó có thể thấy rõ không phải từ những “suy diễn” bên ngoài mà từ chính những “bộc bạch” bên trong Trung Quốc. Trong một bài viết, nhà nghiên cứu Lý Chấn Phúc thuộc Đại học hàng hải Đại Liên, nói rằng “Bắc Cực có giá trị quân sự đặc biệt, một thực tế hiển nhiên được nhiều nước thừa nhận”, rằng “bất cứ ai kiểm soát được tuyến hàng hải Bắc cực sẽ kiểm soát được tuyến hàng hải mới của kinh tế thế giới và chiến lược quốc tế”.

 

Năm 2008, đại tá Hàn Húc Đông cũng huỵch toẹt: “Khả năng sử dụng vũ lực là điều không thể loại trừ khỏi Bắc cực, bởi tính phức tạp của các tranh chấp chủ quyền”. Và bởi “khả năng sử dụng vũ lực” là “không thể tránh khỏi” nên Trung Quốc hẳn đang bắt đầu hoặc chắc chắn sẽ xây dựng một chính sách vũ trang đối với Bắc Cực.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Mỹ-Nga đang vờn nhau quanh miệng núi lửa (17-12-2014)
    Cuộc chiến giá dầu: OPEC đang chơi trên cơ Nga, Mỹ? (17-12-2014)
    Mỹ - Cuba cùng tuyên bố bình thường hoá quan hệ (17-12-2014)
    Trò chơi giá dầu “1 tên trúng 2 đích” của Saudi Arabia (17-12-2014)
    Thành viên gia đình Bush muốn tranh cử Tổng thống (17-12-2014)
    Nhật Bản bầu cử xong, Trung Quốc toát mồ hôi (17-12-2014)
    Bí mật bàn tay Nga trong dự án kênh đào Nicaragua (17-12-2014)
    'Nghệ thuật' dùng tiền của Trung Quốc với các nước giàu-nghèo (17-12-2014)
    Mỹ: Vai trò trung gian tại Trung Đông đang lung lay (16-12-2014)
    Phương Tây tìm kiếm thoả thuận mới với Nga về South Stream (16-12-2014)
    Thủ tướng Nga nói Ukraine không có triển vọng gia nhập EU (16-12-2014)
    Tiêu diệt hung thủ làm nước Úc rúng động (16-12-2014)
    Phép thử cho Thủ tướng Abe (15-12-2014)
    Nga - Mỹ căng thẳng, Trung Quốc lợi đơn lợi kép (15-12-2014)
    IS đã tấn công nước Úc? (15-12-2014)
    Chiến thuật 'mượn sức thắng sức' của Nga (15-12-2014)
    ​Phép thử cho chính sách kinh tế của Thủ tướng Abe (14-12-2014)
    Kiếm bộn tiền nhờ giống hệt Obama (14-12-2014)
    Tổng thống Ukraine đang thất hứa với dân? (14-12-2014)
    Nga lấy gì đáp trả đòn phạt mới của Mỹ? (14-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153088212.